Vẽ Tranh Phong Cảnh

Một bức tranh phong cảnh luôn cho chúng ta nhiều cảm xúc. Thiên nhiên vốn đã tuyệt đẹp thì nay càng rực rỡ hơn, đa dạng dưới góc nhìn của những họa sĩ tài ba.

Chất Liệu Trong Vẽ Tranh Phong Cảnh

Tranh phong cảnh là 1 đề tài hấp dẫn. Vẽ tranh phong cảnh chúng ta có thể sử dụng mọi loại chất liệu. Tuy nhiên Màu nước & Sơn dầu, màu arctic là nhưng chất liệu rất tuyệt vời để vẽ 1 bức tranh phong cảnh.

Tranh Phong Cảnh Sơn Dầu

Tranh Phong Cảnh Màu Nước

Dụng cụ vẽ tranh phong cảnh.

Trước Khi bắt đầu vẽ bạn cần chuẩn bị cho mình những dụng cụ cần thiết, như cọ vẽ, khung, màu, giấy,….

Màu + Cọ + Bay + Bảng + Vẽ

Khung + Giá Vẽ

Một số phong cách trong vẽ tranh phong cảnh

Tranh phong cảnh theo trường phái tả thực thường tuân thủ theo các nguyên tắc hội họa cơ bản như: gần rõ – xa mờ. gần to – xa nhỏ. gần nóng – xa lạnh.


Phóng khoáng đôi khi sẽ mang lại một kết quả bất ngờ




5 ý tưởng sắp xếp bố cục trong vẽ tranh phong cảnh

Bố cục là yếu tố đầu tiên bạn phải nghĩ tới khi bắt đầu vẽ tranh phong cảnh và đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hội hoạ. Hãy nghĩ bố cục giống như khung xương trong cơ thể, nó giúp tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các thành phần trong tranh phong cảnh và mang lại sự cân bằng, hài hoà cho tranh nếu được sử dụng đúng cách. Thế nhưng, nhiều người lại thường bỏ qua tầm quan trọng của bố cục và khiến tranh trở nên lỏng lẻo, mất cân bằng, và thậm chí khó chịu cho người xem. 

Vì vậy trước khi đâm đầu vào việc vẽ tranh phong cảnh, hãy phác thảo khung cảnh bạn muốn vẽ lên sketchbook và sắp xếp các thành phần trong tranh như sông, núi,… vào một bố cục hoàn chỉnh. Sau đây là 5 gợi ý sắp xếp bố cục trong vẽ tranh phong cảnh.

Bố cục cân bằng bất đối xứng

Đây là dạng bố cục khi hai chủ thể trong tranh không giống nhau về kích thước, màu sắc, số lượng, sắc độ,… nhưng nhờ cách sắp xếp bố cục, cả hai chủ thể là đối trọng của nhau và cho người xem cảm giác cân bằng thị giác, giúp tranh tự nhiên. Ví dụ, bạn có thể đặt chủ thể chính to hơn, sáng hơn gần với trục trung tâm của tranh và chủ thể phụ nhỏ hơn, tối hơn về phía xa hơn so với trục trung tâm, từ đó giúp nhấn mạnh vào chủ thể chính nhưng không làm tranh bị mất cân đối. 

Bố cục hình tròn

Bố cục này có thể là chủ thể hình tròn, đường tròn, cạnh tròn hoặc đường tròn thị giác được nối lại bởi các vật thể trong tranh. Dạng bố cục này tạo sự liên kết chặt chẽ, giúp dắt mắt người xem tập trung vào chủ thể chính mà không bị xao nhoãng hay rời mắt. Bố cục này thường thấy ở những hồ nước trong tranh phong cảnh.

Bố cục hình chữ S và đường cong

Bố cục này thường được dùng để vẽ sông, đường, lối đi,… Đôi khi, bố cục này có thể là đường cong thị giác được tạo từ những vật thể đặt trong tranh, giúp tranh phong cảnh tự nhiên và mềm mại hơn, đồng thời giúp điều hướng mắt người xem đi qua các vật thể trong tranh chậm rãi hơn. Bạn có thể đặt chủ thể chính ở gần hoặc cuối những đường cong này để nhấn mạnh chủ thể.

Nhóm bố cục

Dạng bố cục này chỉ đơn giản là bạn nhóm nhiều vật thể cùng chất nhưng có kích thước, hình dáng, màu sắc đa dạng (nhưng không tương phản nhau nhé) lại gần nhau như cây cối, hòn đá,… 

Bố cục đường đổ dốc

Bố cục thường thấy ở tranh phong cảnh núi non, cho một cảm giác đổ dốc từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải. Tuy nhiên bản thân bố cục này là dạng bố cục động và nếu được thể hiện quá rõ thì có khả năng dắt mắt người xem rời khỏi tranh quá nhanh như xe lao xuống dốc. Vì thế, hãy cân bằng nó lại với những vật thể đối trọng hoặc đặt chủ thể chính ở cuối đường đổ dốc để dắt mắt người xem tập trung vào chủ thể chính.

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm.